• Dây cứu sinh – Tác Dụng và Tầm Quan Trọng

    Trong môi trường đô thị với rất nhiều nhà cao tầng đang dần mọc lên , vậy thì để hoàn thành hay thi công những công trình trên cao cần phải đảm bảo được độ an toàn cho những công nhân lao động hoặc những ngành nghề làm việc trên cao thì Dây cứu sinh có ảnh hưởng rất quan trọng. Có một số loại dây cơ bản sau :

     

    -         Dây cứu sinh chiều dọc : ( lifeline )

     

    Sợi dây dùng làm dây cứu sinh chiều dọc trong một hệ thống cá nhân giữ cho không ngã đòi hỏi phải có sức chịu nổi tối thiểu là 26.7 kN mới bị đứt. Lý do cần có sức chịu trước khi đứt cao hơn sức chịu của neo là để dự phòng cho những chỗ nối bện và thắt nút trên dây tại đầu neo. Sau đây là cách thức nên áp dụng để dùng dây cứu sinh chiều dọc cho an toàn:
    • Không thắt nút hoặc nối bện trên dây an toàn trừ những đầu cuối
    • Gắn mỗi dây cứu sinh vào một điểm neo độc lập
    • Chỉ nối một công nhân vào một dây cứu sinh chiều dọc
    • Dây cứu sinh dài cách mặt đất hoặc cách mặt bằng an toàn ở dưới trong vòng 1.2 m
    • Nếu đoạn dây cứu sinh đang treo dài hơn 91 m thì phải xét đến chiều dài dây buộc, và tác động của gió, cách làm dây, và sức chịu của dây

     

    Khí cụ khóa dây ( Khóa Trượt Tự Động )

     

    Khí cụ khóa dây là một khí cụ di chuyển trên dây và sẽ khóa cứng vào dây khi ngã. Dây được dùng với tất cả các khí cụ khóa dây đều có đường kính do hãng chế tạo quy định. Nhớ gắn khí cụ khóa dây đúng chiều để phần đầu khí cụ được gắn quay về hướng neo.
    Có hai loại khí cụ cơ khí khóa dây là tự động và bằng tay.
     
    Kiểm tra dây cứu sinh chiều dọc
     
    Dưới tác động của ánh sáng dây cứu sinh làm bằng sợi tổng hợp sẽ yếu đi. Trước mỗi lần dùng, xem xét kỹ lưỡng dây cứu sinh để chắc chắn là vẫn còn tốt. Tìm những dấu bị cọ xát làm tưa dây, vết cắt trên dây hoặc sợi, hoặc bất cứ chỗ nào thấy méo mó làm yếu dây hoặc cản trở đến chuyển động của khí cụ khóa dây. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về tình trạng dây cứu sinh, đừng dùng dây đó.
    Khí cụ khóa dây tự động (hay di chuyển) di chuyển tự do dọc theo dây. Nếu ngã, khí cụ này tự động khóa dây và giữ lại sau một khoảng cách ngắn. Nếu dùng khí cụ khóa dây tự động, nên giới hạn chiều dài của dây buộc tối đa là 0.6 m.
    Khí cụ khóa dây bằng tay không di chuyển tự do cùng với chúng ta. Khí cụ này luôn luôn ở vị trí khóa trên "dây cứu sinh" và phải dùng tay dời đi. Khí cụ khóa dây bằng tay thích hợp cho các hệ thống giữ cho không ngã.
     
    -         Dây cứu sinh giới hạn khoảng rơi (Dây Chống Sốc)
     
     
    Dây cứu sinh có thể giới hạn khoảng là một loại dây cứu sinh chiều dọc cụ thể có tác động giống như dây nịt an toàn trong xe. Dây cứu sinh cuộn lại bên trong một lớp bảo vệ bọc ngoài. Khi di chuyển lên hay xuống, dây cứu sinh kéo dài ra hay co ngắn lại. Dây cứu sinh luôn luôn căng và không chùng ở khúc nào. Khi ngã, dây cứu sinh khóa lại và giữ lại sau khi rơi xuống một khoảng cách ngắn. Trên dây cứu sinh có thể hiển thị lịch sử các lần ngã trên lớp bảo vệ bọc ngoài. Đừng dùng dây cứu sinh nếu đã bị ngã.
     
    -         Dây cứu sinh chiều ngang ( Đai Toàn Thân)
     
    Dây cứu sinh chiều ngang gồm dây làm bằng vật liệu tổng hợp hoặc kim loại, hoặc thanh cố định, cột giữa hai điểm neo lớn. Các hệ thống an toàn này cho phép công nhân di chuyển hàng ngang dọc theo bề mặt làm việc trong khi nối với dây an toàn. Dây cứu sinh chiều ngang và các neo có thể chịu lực rất lớn nếu ngã. Do đó, tất cả các hệ thống cứu sinh chiều ngang được gắn cố định và kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.
     
    Các hệ thống dây cứu sinh chiều ngang tạm thời có thể được chấp nhận nếu hệ thống đó:
     
    1. Được chế tạo để bán thương mại và được gắn và dùng đúng với bản chỉ dẫn kèm theo
    2. Được gắn và dùng theo bản chỉ dẫn của một kỹ sư chuyên nghiệp, hoặc
    3. Được gắn và dùng theo mỗi điều kiện sau đây:
    • Dây cứu sinh chiều ngang là dây kim loại có đường kính tối thiểu là 12 mm có sức chịu do hãng chế tạo quy định ít nhất là 89 kN mới bị đứt
    • Dây cứu sinh chiều ngang không có những chỗ nối bện trừ hai đầu cuối
    • Các khí cụ nối, chẳng hạn như cùm và khóa vặn, có sức chịu sau cùng ít nhất là 71 kN
    • Chiều dài dây tối thiểu là 6 m và tối đa là 18 m
    • Neo ở đầu dây có sức chịu sau cùng ít nhất là 71 kN
    • Dây cứu sinh chiều ngang có độ chùng khi không chịu lực xấp xỉ bằng chiều dài dây chia cho 60
    • Độ cao của dây gắn ở bất cứ điểm nào cũng phải ít nhất là 1 m cách bề mặt làm việc
    • Khoảng cách bị ngã xuống tối đa là 1.2 m
    • Bên dưới bề mặt làm việc phải là khoảng trống không bị cản trở tối thiểu là 3.5 m
    • Chỉ nối tối đa là ba (3) công nhân vào dây cứu sinh chiều ngang
    • Dây cứu sinh chiều ngang phải được gắn sao cho không cản trở đến việc di chuyển an toàn của công nhân
    Chú ý sau khi ngã:
     
    Không được dùng lại thiết bị bảo vệ cá nhân sau khi té ngã.
     
    Để được tư vấn hỗ trợ thêm về sản phẩm dây cứu sinh - dây an toàn các bạn có thể liên hệ :
    Bảo hộ lao động Trường Phát
    Số điện thoại : 091 5533 002
    Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  • Thiệt hại về tài sản do tai nạn lao động ước tính 200 tỷ đồng/năm

    Đó là con số được đưa ra tại hội thảo “Vai trò của công đoàn trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây, tại Hà Nội.

    Tại hội thảo, Ban Quan hệ lao động- Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ được Tổng LĐLĐViệt Nam và các cấp công đoàn trong cả nước triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều nội dung, hình thức phong phú như: gặp gỡ tuyên truyền, phổ biến trực tiếp tới người sử dụng lao động (NSDLLĐ) và người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp, tại nơi làm việc; tuyên truyền, phổ biến trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo, tạp chí của hệ thống công đoàn và cổng thông tin điện tử công đoàn Việt Nam.

     

    Thi thực hành băng bó vết thương tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi Thành phố Hà Nội năm 2017

     

    Công đoàn các cấp đã biên soạn và phát hành các tờ rơi, tranh, sổ tay, tài liệu tuyên truyền và tập huấn về ATVSLĐ cho NLĐ, cán bộ công đoàn và an toàn vệ sinh viên; đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATVSLĐ và Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi; tổ chức các câu lạc bộ bảo hộ lao động ở cấp tỉnh và doanh nghiệp; xây dựng các góc bảo hộ lao động, góc bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp hay tủ sách pháp luật ở cơ sở...

    Công đoàn các cấp cũng đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giải đáp, hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật, chế độ chính sách ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn và NLĐ; tổ chức đối thoại với NSDLĐ giải quyết các thắc mắc, kiến nghị liên quan đến điều kiện làm việc và ATVSLĐ của NLĐ; thông qua việc tổ chức phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, đặc biệt là phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”.

    Đặc biệt, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn tổ chức tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ cho NSDLĐ, NLĐ, cán bộ công đoàn. Trong 10 năm qua (2006-2016), đã có gần 100.000 cuộc (lớp) tập huấn cho gần 6.500.000 lượt người.

     

    Vụ TNLĐ sập giàn giáo tại KCN Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

     

    Cũng theo Ban quan hệ lao động- Tổng LĐLĐ Việt Nam, mặc dù các quy định của pháp luật về ATVSLĐ ngày càng được hoàn thiện, năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ ngày càng được nâng cao, nhiều doanh nghiệp – NSDLĐ, NLĐ đã có ý thức làm tốt công tác ATVSLĐ, sự tham gia tích cực, chủ động của tổ chức công đoàn; tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra hàng năm đang ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số vụ cũng như mức độ nghiêm trọng.

    Số liệu thống kê cho thấy, nếu như ở giai đoạn 1995 – 2005, trung bình có 2.600 vụ TNLĐ/năm, số người chết do TNLĐ 260 người/năm thì đến giai đoạn 2006 – 2016 đã tăng lên và có trung bình 6.000 vụ TNLĐ/năm, số người chết do TNLĐ là 600 người/năm; thiệt hại về tài sản và cho công tác điều trị, bồi thường, trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ ước 200 tỷ đồng/năm; số ngày công nghỉ vì TNLĐ khoảng 100.000 ngày/năm.

    Đáng nói, đây cũng chỉ là con số TNLĐ thống kê được từ khoảng 5-7% số doanh nghiệp có báo cáo hàng năm, còn lại trên 90% số doanh nghiệp không báo cáo cũng như chưa thống kê được số TNLĐ xảy ra ở khu vực không có quan hệ lao động); số NLĐ bị mắc BNN thuộc danh mục 34 BNN được hưởng bảo hiểm tích lũy đến nay đã có trên 30.000 trường hợp.

     Xem thêm các sản phẩm : Đồng phục bảo hộ lao động, mũ bảo hộ lao động, dây đai an toàn.

    (Nguồn tin: http://laodongthudo.vn)

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI TRƯỜNG PHÁT

VPGD : Số 24 Ngõ 172/69 đường Phú Diễn, Quận Bác Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội.
Di động : 091 558 9986
Email : info@truongphatsafety.com

Mạng xã hội

circle, color, facebook icon Facebook

circle, color, youtube icon Youtube

circle, color, google icon Google +