• Thiệt hại về tài sản do tai nạn lao động ước tính 200 tỷ đồng/năm

    Đó là con số được đưa ra tại hội thảo “Vai trò của công đoàn trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây, tại Hà Nội.

    Tại hội thảo, Ban Quan hệ lao động- Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ được Tổng LĐLĐViệt Nam và các cấp công đoàn trong cả nước triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều nội dung, hình thức phong phú như: gặp gỡ tuyên truyền, phổ biến trực tiếp tới người sử dụng lao động (NSDLLĐ) và người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp, tại nơi làm việc; tuyên truyền, phổ biến trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo, tạp chí của hệ thống công đoàn và cổng thông tin điện tử công đoàn Việt Nam.

     

    Thi thực hành băng bó vết thương tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi Thành phố Hà Nội năm 2017

     

    Công đoàn các cấp đã biên soạn và phát hành các tờ rơi, tranh, sổ tay, tài liệu tuyên truyền và tập huấn về ATVSLĐ cho NLĐ, cán bộ công đoàn và an toàn vệ sinh viên; đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATVSLĐ và Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi; tổ chức các câu lạc bộ bảo hộ lao động ở cấp tỉnh và doanh nghiệp; xây dựng các góc bảo hộ lao động, góc bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp hay tủ sách pháp luật ở cơ sở...

    Công đoàn các cấp cũng đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giải đáp, hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật, chế độ chính sách ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn và NLĐ; tổ chức đối thoại với NSDLĐ giải quyết các thắc mắc, kiến nghị liên quan đến điều kiện làm việc và ATVSLĐ của NLĐ; thông qua việc tổ chức phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, đặc biệt là phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”.

    Đặc biệt, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn tổ chức tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ cho NSDLĐ, NLĐ, cán bộ công đoàn. Trong 10 năm qua (2006-2016), đã có gần 100.000 cuộc (lớp) tập huấn cho gần 6.500.000 lượt người.

     

    Vụ TNLĐ sập giàn giáo tại KCN Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

     

    Cũng theo Ban quan hệ lao động- Tổng LĐLĐ Việt Nam, mặc dù các quy định của pháp luật về ATVSLĐ ngày càng được hoàn thiện, năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ ngày càng được nâng cao, nhiều doanh nghiệp – NSDLĐ, NLĐ đã có ý thức làm tốt công tác ATVSLĐ, sự tham gia tích cực, chủ động của tổ chức công đoàn; tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra hàng năm đang ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số vụ cũng như mức độ nghiêm trọng.

    Số liệu thống kê cho thấy, nếu như ở giai đoạn 1995 – 2005, trung bình có 2.600 vụ TNLĐ/năm, số người chết do TNLĐ 260 người/năm thì đến giai đoạn 2006 – 2016 đã tăng lên và có trung bình 6.000 vụ TNLĐ/năm, số người chết do TNLĐ là 600 người/năm; thiệt hại về tài sản và cho công tác điều trị, bồi thường, trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ ước 200 tỷ đồng/năm; số ngày công nghỉ vì TNLĐ khoảng 100.000 ngày/năm.

    Đáng nói, đây cũng chỉ là con số TNLĐ thống kê được từ khoảng 5-7% số doanh nghiệp có báo cáo hàng năm, còn lại trên 90% số doanh nghiệp không báo cáo cũng như chưa thống kê được số TNLĐ xảy ra ở khu vực không có quan hệ lao động); số NLĐ bị mắc BNN thuộc danh mục 34 BNN được hưởng bảo hiểm tích lũy đến nay đã có trên 30.000 trường hợp.

     Xem thêm các sản phẩm : Đồng phục bảo hộ lao động, mũ bảo hộ lao động, dây đai an toàn.

    (Nguồn tin: http://laodongthudo.vn)

  • Thiếu bảo hộ lao động, tai nạn luôn rình rập

    Vì người dân vẫn còn thiếu ý thức trong vấn đề bảo hộ lao động nên:

    Những năm qua, tai nạn lao động (TNLĐ) trên các công trường xây dựng vẫn tiếp diễn. Nhẹ thì đứt tay, rách chân, xây xát do gạch, sắt va vào; còn nặng thì bị thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNLĐ, nhưng đa phần do công nhân thiếu trang thiết bị về an toàn lao động, môi trường làm việc nguy hiểm. Ví dụ như thợ xây làm việc trên giàn giáo cao, ván kê làm giàn đứng bấp bênh, nhưng không đeo dây bảo hiểm, không mũ bảo hộ. Bên cạnh đó, công trình không có lưới chống rơi, lưới đỡ bao bọc...
     
    Những vụ TNLĐ xảy ra từ những công trình xây dựng thời gian qua như lời cảnh báo, nhắc nhở mỗi công nhân và người sử dụng lao động nhận thức rõ hơn về công tác an toàn lao động. Phải chủ động phòng ngừa, mua sắm các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cần thiết bảo đảm chất lượng. Đồng thời, hướng dẫn cho người lao động về các biện pháp bảo đảm an toàn trước và trong khi làm việc.
     
     
     
    Theo quan sát, hiện nhiều công trình xây dựng trên địa bàn TP Tuy Hòa, từ các công trình công cộng, đến các công trình của người dân… đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những công nhân không mũ bảo hộ, không găng tay bảo hộ, không thắt dây an toàn; có người đứng cheo leo trên những tấm ván bấp bênh, giàn giáo lỏng lẻo, không kiên cố để làm việc... Vì thế, TNLĐ luôn rình rập cạnh họ.
     
    Ông Đinh Thế Tuấn (thôn Phụng Tường, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa), thợ xây dựng thổ lộ: “Chủ công trình có yêu cầu chúng tôi phải đội mũ bảo hộ cho an toàn, nhưng đứng trên cao làm việc, rất nắng, nên tôi chỉ sử dụng mũ rộng vành cho mát. Còn dây bảo hộ thì… mang vào vướng víu, khó làm việc…” Hay có tình trạng người sử dụng lao động vì muốn tiết kiệm chi phí trong xây dựng nên không mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, không xây dựng nội quy, hướng dẫn quy trình sử dụng máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó, các chủ thầu lại thiếu sự kiểm tra, giám sát khi công nhân lao động khiến TNLĐ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
     
    Một điều nữa phải kể đến là công nhân chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, xem thường nội quy, không có ý thức bảo đảm an toàn cho bản thân trong quá trình lao động.
     
    Trang bị bảo hộ lao động là bảo đảm tính mạng cho công nhân và để công trình được thi công đúng tiến độ. Vì thế, người sử dụng lao động cần nêu cao trách nhiệm của mình, ngoài mua sắm đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động phục vụ công việc, còn thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người lao động nghiêm túc chấp hành, tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động. Có như vậy mới tạo hiệu quả lâu dài, yên tâm khi công nhân làm việc. Mặt khác, người lao động cũng cần phải nâng cao nhận thức về an toàn lao động nhằm đảm bảo tính mạng bản thân.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI TRƯỜNG PHÁT

VPGD : Số 24 Ngõ 172/69 đường Phú Diễn, Quận Bác Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội.
Di động : 091 558 9986
Email : info@truongphatsafety.com

Mạng xã hội

circle, color, facebook icon Facebook

circle, color, youtube icon Youtube

circle, color, google icon Google +