• Dây cứu sinh – Tác Dụng và Tầm Quan Trọng

    Trong môi trường đô thị với rất nhiều nhà cao tầng đang dần mọc lên , vậy thì để hoàn thành hay thi công những công trình trên cao cần phải đảm bảo được độ an toàn cho những công nhân lao động hoặc những ngành nghề làm việc trên cao thì Dây cứu sinh có ảnh hưởng rất quan trọng. Có một số loại dây cơ bản sau :

     

    -         Dây cứu sinh chiều dọc : ( lifeline )

     

    Sợi dây dùng làm dây cứu sinh chiều dọc trong một hệ thống cá nhân giữ cho không ngã đòi hỏi phải có sức chịu nổi tối thiểu là 26.7 kN mới bị đứt. Lý do cần có sức chịu trước khi đứt cao hơn sức chịu của neo là để dự phòng cho những chỗ nối bện và thắt nút trên dây tại đầu neo. Sau đây là cách thức nên áp dụng để dùng dây cứu sinh chiều dọc cho an toàn:
    • Không thắt nút hoặc nối bện trên dây an toàn trừ những đầu cuối
    • Gắn mỗi dây cứu sinh vào một điểm neo độc lập
    • Chỉ nối một công nhân vào một dây cứu sinh chiều dọc
    • Dây cứu sinh dài cách mặt đất hoặc cách mặt bằng an toàn ở dưới trong vòng 1.2 m
    • Nếu đoạn dây cứu sinh đang treo dài hơn 91 m thì phải xét đến chiều dài dây buộc, và tác động của gió, cách làm dây, và sức chịu của dây

     

    Khí cụ khóa dây ( Khóa Trượt Tự Động )

     

    Khí cụ khóa dây là một khí cụ di chuyển trên dây và sẽ khóa cứng vào dây khi ngã. Dây được dùng với tất cả các khí cụ khóa dây đều có đường kính do hãng chế tạo quy định. Nhớ gắn khí cụ khóa dây đúng chiều để phần đầu khí cụ được gắn quay về hướng neo.
    Có hai loại khí cụ cơ khí khóa dây là tự động và bằng tay.
     
    Kiểm tra dây cứu sinh chiều dọc
     
    Dưới tác động của ánh sáng dây cứu sinh làm bằng sợi tổng hợp sẽ yếu đi. Trước mỗi lần dùng, xem xét kỹ lưỡng dây cứu sinh để chắc chắn là vẫn còn tốt. Tìm những dấu bị cọ xát làm tưa dây, vết cắt trên dây hoặc sợi, hoặc bất cứ chỗ nào thấy méo mó làm yếu dây hoặc cản trở đến chuyển động của khí cụ khóa dây. Nếu có bất cứ nghi ngờ nào về tình trạng dây cứu sinh, đừng dùng dây đó.
    Khí cụ khóa dây tự động (hay di chuyển) di chuyển tự do dọc theo dây. Nếu ngã, khí cụ này tự động khóa dây và giữ lại sau một khoảng cách ngắn. Nếu dùng khí cụ khóa dây tự động, nên giới hạn chiều dài của dây buộc tối đa là 0.6 m.
    Khí cụ khóa dây bằng tay không di chuyển tự do cùng với chúng ta. Khí cụ này luôn luôn ở vị trí khóa trên "dây cứu sinh" và phải dùng tay dời đi. Khí cụ khóa dây bằng tay thích hợp cho các hệ thống giữ cho không ngã.
     
    -         Dây cứu sinh giới hạn khoảng rơi (Dây Chống Sốc)
     
     
    Dây cứu sinh có thể giới hạn khoảng là một loại dây cứu sinh chiều dọc cụ thể có tác động giống như dây nịt an toàn trong xe. Dây cứu sinh cuộn lại bên trong một lớp bảo vệ bọc ngoài. Khi di chuyển lên hay xuống, dây cứu sinh kéo dài ra hay co ngắn lại. Dây cứu sinh luôn luôn căng và không chùng ở khúc nào. Khi ngã, dây cứu sinh khóa lại và giữ lại sau khi rơi xuống một khoảng cách ngắn. Trên dây cứu sinh có thể hiển thị lịch sử các lần ngã trên lớp bảo vệ bọc ngoài. Đừng dùng dây cứu sinh nếu đã bị ngã.
     
    -         Dây cứu sinh chiều ngang ( Đai Toàn Thân)
     
    Dây cứu sinh chiều ngang gồm dây làm bằng vật liệu tổng hợp hoặc kim loại, hoặc thanh cố định, cột giữa hai điểm neo lớn. Các hệ thống an toàn này cho phép công nhân di chuyển hàng ngang dọc theo bề mặt làm việc trong khi nối với dây an toàn. Dây cứu sinh chiều ngang và các neo có thể chịu lực rất lớn nếu ngã. Do đó, tất cả các hệ thống cứu sinh chiều ngang được gắn cố định và kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.
     
    Các hệ thống dây cứu sinh chiều ngang tạm thời có thể được chấp nhận nếu hệ thống đó:
     
    1. Được chế tạo để bán thương mại và được gắn và dùng đúng với bản chỉ dẫn kèm theo
    2. Được gắn và dùng theo bản chỉ dẫn của một kỹ sư chuyên nghiệp, hoặc
    3. Được gắn và dùng theo mỗi điều kiện sau đây:
    • Dây cứu sinh chiều ngang là dây kim loại có đường kính tối thiểu là 12 mm có sức chịu do hãng chế tạo quy định ít nhất là 89 kN mới bị đứt
    • Dây cứu sinh chiều ngang không có những chỗ nối bện trừ hai đầu cuối
    • Các khí cụ nối, chẳng hạn như cùm và khóa vặn, có sức chịu sau cùng ít nhất là 71 kN
    • Chiều dài dây tối thiểu là 6 m và tối đa là 18 m
    • Neo ở đầu dây có sức chịu sau cùng ít nhất là 71 kN
    • Dây cứu sinh chiều ngang có độ chùng khi không chịu lực xấp xỉ bằng chiều dài dây chia cho 60
    • Độ cao của dây gắn ở bất cứ điểm nào cũng phải ít nhất là 1 m cách bề mặt làm việc
    • Khoảng cách bị ngã xuống tối đa là 1.2 m
    • Bên dưới bề mặt làm việc phải là khoảng trống không bị cản trở tối thiểu là 3.5 m
    • Chỉ nối tối đa là ba (3) công nhân vào dây cứu sinh chiều ngang
    • Dây cứu sinh chiều ngang phải được gắn sao cho không cản trở đến việc di chuyển an toàn của công nhân
    Chú ý sau khi ngã:
     
    Không được dùng lại thiết bị bảo vệ cá nhân sau khi té ngã.
     
    Để được tư vấn hỗ trợ thêm về sản phẩm dây cứu sinh - dây an toàn các bạn có thể liên hệ :
    Bảo hộ lao động Trường Phát
    Số điện thoại : 091 5533 002
    Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  • AN TOÀN LAO ĐỘNG: TRẢ TIỀN NHIỀU HƠN ĐỂ TIẾT KIỆM HƠN

    An toàn lao động luôn là một vấn đề nhận được nhiều quan tâm. Câu hỏi được đặt ra là “Điều gì chúng ta có thể làm tốt hơn?”. Các cơ sở, nhà máy sản xuất đã trở nên an toàn hơn cho người lao động trong vài năm gần đây, thế nhưng các vụ tai nạn vẫn xảy ra. Và hầu như các vụ tai nạn đó đã có thể được ngăn chặn nếu các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân thích hơp được trang bị.

    AN TOÀN LAO ĐỘNG: TRẢ TIỀN NHIỀU HƠN ĐỂ TIẾT KIỆM HƠN
    AN TOÀN LAO ĐỘNG: TRẢ TIỀN NHIỀU HƠN ĐỂ TIẾT KIỆM HƠN

    Hiệp Hội Quốc Tế về các thiết bị bảo hộ lao động gần đây báo cáo rằng các án phạt của Cục An Toàn và Sức Khỏe Nghề Nghiệp của Mỹ (OSHA) đang gia tăng lần đầu tiên trong 25 năm, và mức phạt cao nhất đã tăng gần như gấp đôi. Điều này đã khiến cho vấn đề an toàn lao động trong môi trường làm việc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

    Thật đáng buồn khi một công nhân bị tai nạn do không sử dụng thiết bị bảo hộ lao động, hoặc thiết bị bảo hộ lao động họ sử dụng là loại rẻ tiền, kém chất lượng chỉ bởi vì cơ sở sản xuất muốn giảm chi phí. Và cũng rất nhiều lần, các công nhân được cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ nhưng lại không sử dụng, lý do là sự không thoải mái. Khi một sản phẩm gây ra sự không thoải mái cho người dùng, đa phần họ sẽ không dùng sản phẩm đó. Một đôi găng tay bảo hộ có thể bảo vệ bàn tay khỏi bất cứ vết cắt nào, nhưng nếu nó làm chảy nhiều mồ hôi tay hoặc gây ra sự khó chịu, người công nhân sẽ không dùng nó lâu. Tương tự với ủng, nón hoặc kính bảo hộ, v.v.

    Và thật may mắn, các nhà sản xuất thiết bị bảo hộ lao động đã chú ý đến vấn đề này. Công nghệ mới, các chất liệu vải và vật liệu giúp cho các sản phẩm ngày nay có trọng lượng nhẹ hơn, thoáng khí và êm hơn nhiều so với 10 năm trước.

    Những cải tiến này dẫn đến giá thành tăng. Tuy nhiên, trả giá cao hơn cho các sản phẩm bảo hộ luôn là lựa chọn đúng và xứng đáng.

    Theo Cục Thống Kê Lao Động của Mỹ, 70% các vụ tai nạn chấn thương bàn tay gây ra trong năm 2014 là do người lao động không mang găng tay bảo vệ. 30% còn lại gây ra do sử dụng găng tay kém chất lượng hoặc đã bị hư hỏng.

    Theo Hội Đồng An Toàn Quốc Gia, mức đền bù trung bình cho các vụ chấn thương bàn tay đã vượt mức $6,000, và mức đền bù tổn thất cho công nhân trong thời gian điều trị đã gần chạm mức $7,500. Trung bình khi một vụ tai nạn xảy ra, người công nhân sẽ nghỉ việc 6 ngày. Điều này gây ra ảnh hưởng rất lớn, với sự thiếu hụt nhân sự trong các cơ sở sản xuất như hiện nay.

    Chi phí phát sinh của một vụ tai nạn gây ra do người lao động không sử dụng thiết bị bảo hộ lao động thích hợp thường vượt xa chi phí của toàn bộ một chương trình giải pháp an toàn lao động.

    Trong thời buổi kinh tế khó khan, theo lẽ đương nhiên các nhà sản xuất phải hy sinh một vài thứ. Nhưng an toàn lao động không phải một trong số đó. Các nhà sản xuất hãy nên làm điều cần thiết để bảo đảm rằng công nhân của họ được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, hoặc là họ sẽ phải trả giá không sớm thì muộn.

    Mike Hockett (theo IMPO Online)

  • Bảo hộ lao động là gì ?

    Bảo hộ lao động là một vấn đề luôn được xã hội cũng như các tổ chức quan tâm khi sản xuất hay xây dựng, vậy bảo hộ lao động là gì ? Hôm nay, công ty TNHH sản xuất & thương mại Trường Phátxin phép được cùng chia sẻ đến các bạn.

    Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động.

    Bảo hộ lao động là một lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi người tham gia vào công việc hoặc việc làm. Tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... nhằm mục tiêu là thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. Bảo hộ lao động cũng có thể bảo vệ đồng nghiệp, các thành viên gia đình, người sử dụng lao động, khách hàng và nhiều người khác có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc.

    Bảo hộ lao động là gì

     Mục đích của bảo hộ lao động:

    -Loại trừ các yếu tố nguy hiểm,có hại phát sinh trong quá trình lao động.

     -Tạo ra được điều kiện lao động thuận lợi và cải thiện điều kiện lao động ngày càng tốt hơn.

     -Hạn chế được tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp,hạn chế ốm đau,giảm sút sức khỏe cũng các thiệt hại khác gây ra cho người lao động.

     -Trực tiếp góp phần bảo vệ và tăng cường lực lượng lao động.

     -Làm tăng năng suất lao động.

     Ý nghĩa:

    -Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi người lao động vừa là lực lượng vùa là mục tiêu cho sự phát triển.

    -Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm của đảng và nhà nước,uy tín của chế độ.

    -Bảo hộ lao động là bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng lao động là người lao động.

    -Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất.

    -Tạo cho người lao động cảm thấy yên tâm trong quá trình lao động,sản xuất dẫn đến năng xuất lao động tăng.

    -Giảm được các chi phí về bồi thường,sửa chữa gây ra.

     Tính chất của công tác bảo hộ lao động:

     Tính chất pháp lý

    -Những chính sách,chế độ quy phạm về bảo hộ lao động được ban hành trong luật pháp của nhà nước.

     -Luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu nhằm bảo vệ con người lao động trong quá trình sản xuất.

     -Luật pháp là cơ sở pháp lý bắt buộc các cơ quan nhà nước,cơ sở lao động,những người sử dụng lao động có trách nhiệm nghiên cứu và thi hành.

     Tính khoa học kỹ thuật:

    -Phải lắm vững khoa học kỹ thuật,hiểu biết triệt để thì mới có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động.

    -Cần áp dụng những thành tựu,khoa học kỹ thuật thì mới có thể phát hiện,ngăn ngừa được những trường hợp đáng tiếc trong lao động,bảo vệ sức khỏe cho người công nhân.

    -Bảo hộ lao động xuất phát từ cơ sở khoa học,bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật.

    -Các hoạt động của công tác bảo hộ lao động là những hoạt động khoa học.

    Tính quần chúng:

    -Đó là công việc đông đảo của những người trực tiếp tham gia vào lao động,sản xuất.

    -Tất cả mọi người gồm có người công nhân và cán bộ lao động đều có trách nhiệm là tham gia thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.

    -Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động phải vận động đông đảo mọi người cùng tham gia.

    -Bảo hộ lao động là hướng về các cơ sở sản xuất và trước hết là hướng về người lao động.

    Trên đây là khái niệm, mục đích, ý nghĩa và tính chất của bảo hộ lao động. Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của công ty bảo hộ lao động Trường Phát để đảm bảo an toàn khi lao động sản xuất.

    Liên hệ :

    Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Fanpage : https://www.facebook.com/baoholaodongtruongphat/

    Hotline : 091 5533 002

     

     

     

     

  • Cách phân loại nón, mũ bảo hộ lao động

    Chào các bạn, hàng ngày chúng ta thường dùng rất nhiều loại mũ bảo hộ lao động với những công việc khác nhau. Nhưng phân biệt được các loại mũ, nón bảo hộ thì không phải ai cũng biết .Bảo hộ lao động Trường Phát xin chia sẻ với các bạn  cách phân loại nón, mũ bảo hộ lao động như sau :

    NÓN BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Cũng như các sản phẩm bảo hộ lao động khác, mũ, nón bảo hộ lao động được sử dụng trong việc bảo về phần đầu của con người trong quá trình tham gia lao động. Do tính chất đa dạng của công việc thì nón bảo hộ lao động cũng khá là đa dạng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Nón thường được sử dụng che nắng, che mưa cho công nhân làm việc trực tiếp ngoài trời. Nón được sử dụng bảo vệ phần tóc tránh khỏi vết bẩn trong môi trường làm việc.Về cơ bản nón bảo hộ lao động thường được sử dụng bảo vệ tránh khỏi những tác động vật lý và cơ học là chính.

    Về phần mẫu mã, chất liệu có thể nón bảo hộ không đa dạng như quần áo bảo hộ nhưng xét về tính cần thiết thì nó là sản phẩm bảo hộ quan trọng nhất. Nón bảo hộ bảo vệ trực tiếp phần đầu, phần quan trọng nhất và cũng là phần nhạy cảm dễ bị tổn thương nghiêm trọng nhất trên cơ thể con người.

    Để có cách nhìn chi tiết hơn mình sẽ phân loại danh mục nón bảo hộ theo chất liệu và đặc biệt phân theo mục đích sử dụng của từng lĩnh vực lao động khác nhau.

    Cách phân loại nón, mũ bảo hộ lao động

    PHÂN LOẠI NÓN BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Nón nhựa: Được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp cứng, thường dùng cho người lao động với nhiều mục đích sử dụng. Với mũ nhựa chúng ta thường thấy ở những công trường xây dựng, thợ điện … Nón bảo hộ lao động bằng nhựa vừa có thể che nắng, che mưa lại có thể tránh được những tác động cơ học loại nhẹ thường xảy ra ở công trường. Tuỳ từng mục đích sử dụng mà nón nhựa có gắn thêm phụ kiện như kính để tăng sức bảo vệ cho cả mắt, mũi và miệng của người lao động.

    Nón vải trùm đầu: Được làm từ chất liệu vải, thường là loại vải mềm và thoáng để bảo về tóc, đầu và cảm giác thông thoáng dễ chịu. Với nón bảo hộ lao động bằng vải thường sử dụng cho công nhân làm việc trong nhà, bảo vệ tóc tránh khỏi những bụi bẩn hoặc những chất khác như trong môi trường chế biến đông lạnh, dệt may …

    Nón cối quốc phòng: Được làm từ vật liệu giấy ép tự nhiên đảm bảo độ cứng tốt và khá được ưa chuộng đặc biệt với người hay làm việc ngoài trời.

    Trên đây là những loại vật liệu chính để sản xuất nón bảo hộ lao động, và trong từng ngành nghề chúng ta lại có những thiết kế riêng để phù hợp với tính chất công việc. Bên cạnh đó cũng có một số loại nón đặc chủng kết hợp với mặt nạ để tránh khói, hoá chất dùng trong những trường hợp đặc biệt như phòng cháy chữa cháy hoặc trong những môi trường không khí bị nhiễm độc.

    Các bạn có thể tham khảo các mẫu sản phẩm nón, mũ bảo hộ lao động của công ty bảo hộ lao động Trường Phát tại :


    - Mũ bảo hộ lao động Việt Nam : http://truongphatsafety.com/san-pham/mu-bao-ho-lao-dong-viet-nam.html

    - Mũ bảo hộ lao động Hàn Quốc : http://truongphatsafety.com/san-pham/mu-an-toan-han-quoc.html

    - Mũ bảo hộ lao động Mỹ : http://truongphatsafety.com/san-pham/mu-an-toan-my.html

    Liên hệ : 091 5533 002  để được trợ giúp !

  • Đặc điểm của khẩu trang y tế

    Khẩu trang y tế hay còn gọi là khẩu trang là một loại mặt nạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y... đặc biệt là những người làm công việc phẫu thuật, mổ xẻ.

    Chỉ định chung trong việc sử dụng khẩu trang phẫu thuật tiêu chuẩn gồm:

    - Khi có tình trạng văng, bắn, phun các chất dịch cơ thể

    - Khi ở gần các chất tiết từ khoảng cách 1.5 mét trở xuống

    - Khi làm việc trong môi trường vô trùng, để tránh lây nhiễm cho môi trường

     Khẩu trang có ba tác dụng chính là ngăn bụi, ngăn hóa chất (kể cả khói xe) và ngăn vi sinh vật. Khẩu trang ngăn vi sinh vật phải được sản xuất bằng những nguyên liệu và công nghệ đặc biệt. Một trong những biện pháp hiệu quả và đơn giản để phòng dịch cúm là dùng khẩu trang vừa có tác dụng che bụi vừa có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cúm.

    Các loại khẩu trang :

    • Khẩu trang dùng một lần: là khẩu trang giấy có nhiều nếp gấp theo chiều dọc nên ôm khít được miệng và mũi.
    • Khẩu trang có thể tái sử dụng: Khẩu trang vải thông thường có dây đeo vào tai. Khẩu trang bảo hộ lao động cấp cho công nhân chủ yếu là loại này. Khẩu trang vải thông thường chỉ có tác dụng che nắng, cản bụi có kích thước lớn, ngăn được mùi khói xe và nếu người đeo không thanh tẩy trùng trước khi sử dụng sẽ dễ bị nhiễm các bệnh lây nhiễm qua da, bệnh về đường hô hấp... Khẩu trang làm bằng vải thông thường không có tác dụng lọc hơi khí độc (khói, hơi xăng, dầu, than...)
    • Khẩu trang chứa than hoạt tính lại chia làm hai loại: Loại có lớp vải dệt sợi hoạt tính, may liền. Loại có tấm ép than hoạt tính đặt ở giữa 2 lớp vải.

    Sợi hoạt tính (là sợi vải tẩm than hoạt) chỉ có tác dụng sau 2 lần giặt. Đối với khẩu trang than hoạt tính được quảng cáo là lớp lót than có tác dụng kéo dài một năm là không đúng. Lớp lót than hoạt tính có thể bị no chỉ sau một vài ngày sử dụng. Đối với khẩu trang than hoạt tính có mùi hôi là do cơ sở sản xuất sử dụng keo để phun cố định các hạt than hoạt tính. Chính những hạt keo khi bao quanh các hạt than sẽ làm lớp than mất tác dụng hấp phụ của nó.

    Một số khuyến cáo :

    Ở Việt Nam có không ít loại khẩu trang bày bán ở các vỉa hè được may từ những loại vải mốc meo, mút phế liệu và chưa được xử lý giặt tẩy, chứa vô số vi khuẩn đe dọa sức khỏe người sử dụng. Nhiều nơi khẩu trang là từ nguyên liệu là các loại rác thải bằng vải và không đạt chất lượng. Đặc biệt, đa số các loại khẩu trang được bày bán hiện nay đều có thiết kế không ôm sát phần mũi và miệng người đeo, tạo ra những kẽ hở để vi khuẩn xâm nhập. Vì thế khẩu trang chỉ giúp tránh được bụi phần nào chứ không tránh được các loại vi khuẩn.

    Khi mang khẩu trang phải kín cả mũi và miệng. Nếu không thì bụi, hóa chất, vi sinh vật không đi qua bộ phận lọc mà len theo kẽ hở vào thẳng mũi và miệng, chạy sâu vào phổi. Đối với loại khẩu trang đeo sát mũi thì bụi, hóa chất và vi sinh vật vẫn có khả năng thâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, cho dù mức độ thấp hơn.

    Nhiều người có thói quen mua khẩu trang dọc đường rồi sử dụng ngay hoặc treo, móc khẩu trang trên xe, bỏ trong túi áo quần… khiến khẩu trang nhiễm thêm vi sinh vật gây hại do bụi, ẩm, mốc, mùi hôi... Không loại trừ trường hợp bị tái viêm mũi do sử dụng khẩu trang đã nhiễm vi khuẩn trước đó. Do vậy, đối với khẩu trang làm bằng vải thông thường phải giặt sạch sau khi mua. Khi đã sử dụng thì nên giặt mỗi ngày.

    Trên đây là một số đặc điểm của khẩu trang mà bảo hộ lao động Trường Phát muốn gửi đến bạn đọc. Quý khách quan tâm và muốn sử dụng các loại khẩu trang có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. 
    Xem các sản phẩm bảo vệ hô hấp tại : http://truongphatsafety.com/san-pham/bao-ve-ho-hap.html

    Liên hệ :

    Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Fanpage : https://www.facebook.com/baoholaodongtruongphat/

    Hotline : 091 5533 002

     

  • Giới thiệu

    GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI TRƯỜNG PHÁT
    Tên chính thức : Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Trường Phát
    Mã số thuế : 0106897911
    Ngày cấp :  09 -07 -2015
    Tên giao dịch :  TRUONG PHAT P&T CO., LTD
    Điện thoại : (+84) 243 359 2222
    Địa chỉ trụ sở :Số 5 ngõ 131 Vương Thừa Vũ, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
    Văn phòng giao dịch : Số 24 Ngõ 172/69 đường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội.
    Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 
     

    Ngành nghề kinh doanh

    Mũ Bảo Hộ Lao Động, Nón Bảo Hộ Lao Động

    Quần áo Bảo Hộ Lao Động

    Giày Bảo Hộ Lao Động, ủng Bảo Hộ Lao Động

    Bảo Hộ Lao Động

    Găng Tay Bảo Hộ Lao Động

    Khẩu Trang Bảo Hộ Lao Động

    Sản phẩm dịch vụ

    Đồng phục quần áo bảo hộ lao động

    Găng tay bảo hộ da vải

    Găng tay cao su

    Găng tay cotton

    Găng tay sợi các loại

    Găng tay tráng cao su

    Găng tay vải bảo hộ

    Giày bảo hộ ABC

    Giày bảo hộ các loại

    Giày da bảo hộ

    Giày dép phòng sạch

    Giày vải bảo hộ lao động

    Khẩu trang 2 lớp

    May quần áo bảo hộ lao động

    Mũ cối

    Mũ nhựa bảo hộ lao động Mỹ- Đài Loan

    Mũ vải bảo hộ lao động

    Quần áo bảo hộ lao động giá rẻ

    Quần áo bảo hộ lao động liền

    Quần áo bảo hộ lao động phòng sạch

    Quần áo bảo hộ lao động

    Quần áo bảo hộ ngành hàn

    Quần áo bảo vệ

    Quần áo chống cháy- chịu nhiệt

    Quần áo chống hóa chất

    Quần áo chống nước

    Quần áo chống tĩnh điện

    Ủng cao su

    ...

    Và có nhiều mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ khác mà công ty chúng tôi có thể cung cấp.

    TRƯỜNG PHÁT - UY TÍN TẠO NIỀM TIN  

    Fanpage : https://www.facebook.com/baoholaodongtruongphat/

    Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  

     

  • Kỹ năng thoát khỏi nhà cao tầng cháy

     Hãy bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì bạn có thể bị kẹt lại khi điện cúp. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể…

    Ở các đô thị, nhà cao tầng ngày càng nhiều, nguy cơ “bà hỏa” luôn rình rập, song công tác phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, để hạn chế thương vong, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP HCM có hướng dẫn cụ thể sau:

     
     
    Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên bạn cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể bạn đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần đưa mắt chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp bạn thoát nạn. Hoặc đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn.
    Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại.
    Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ “EXIT” – lối ra, để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ kẹt trong đó.
    Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước bịt mũi, hạn chế hít phải khí độc.
    Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.
    Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.
    Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.
    Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.
     
    Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.
    Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột: (không nên dùng bình chữa cháy bằng khí CO2 vì dễ gây ngộ độc).
     
    1. Đối với loại xách tay:
     
    - Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
    - Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
    - Giật chốt hãm kẹp chì.
    - Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.
    - Giữ bình ở khoảng cách 4-1,5 m tùy loại bình.
    - Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
    - Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
     
    2. Đối với bình xe đẩy:
     
    - Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
    - Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
    - Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
    Chú ý khi dùng bình chữa cháy:
    - Cần xem hướng dẫn tính năng tác dụng của từng loại bình chữa cháy để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
    - Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.
    - Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát
    - Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.
    - Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
    - Tùy thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
    - Giập lửa xong, bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
     
     
      (Theo Thi Ngoan - VnExpress)
  • LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KÍNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Trên cơ sở nghiên cứu tác động của các yếu tố gây tai nạn, cho thấy, nếu người lao động được trang bị loại kính bảo hộ lao động phù hợp thì khoảng 90% các thương tổn về mắt sẽ được ngăn chặn.

     
     
     Theo kỹ sư chuyên ngành, các nguy cơ gây tổn thương cho mắt trong quá trình lao động sản xuất như bụi, hạt hoặc mảnh văng bắn vào mắt là nguy cơ phổ biến nhất gây tổn thương cho mắt khi người lao động làm các công việc như khoan, mài, cắt, đánh bóng, xay sát… Ngoài ra, mắt còn có thể bị tổn thương do các chất lỏng bắn vào mắt khi pha trộn, đong rót, tẩy rửa vệ sinh dụng cụ đựng hóa chất, dịch, máu người bệnh bắn vào mắt; hơi khí gây kích thích mắt khi người lao động làm các công việc phải tiếp xúc khí nhiên liệu, chất cách điện; các tia bức xạ có hại cho mắt phát sinh trong môi trường làm việc, chẳng hạn người lao động hàn cắt kim loại bằng ngọn lửa đốt cháy khí Oxy-Axetylen; hàn điện, thao tác với tia Laze hoặc sử dụng tia hồng ngoại, tử ngoại trong công nghiệp y tế… Các nguồn bức xạ ánh sáng, tử ngoại, hồng ngoại đều có thể gây tổn thương cho mắt người lao động như là viêm giác mạc, làm đục thủy tinh thể, làm bỏng võng mạc, dẫn đến mất khả năng nhìn. Mặc dù vậy, người lao động hiện nay vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ đôi mắt của mình trong quá trình sản xuất. Để hạn chế nguy cơ tai nạn cho mắt, nhiều loại kính với tính năng bảo vệ phù hợp, để ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hại này đã được các công ty sản xuất bảo hộ lao động chế tạo.Để lựa chọn được kính bảo hộ lao động phù hợp, trước hết người lao động cần xác định trong môi trường làm việc của mình đang có hoặc có thể xuất hiện yếu tố nguy hại nào cho mắt, tìm hiểu về tác động ảnh hưởng, rồi chọn loại kính bảo hộ lao động phù hợp và phải sử dụng, bảo quản đúng cách. Để lựa chọn loại kính phù hợp cần căn cứ dựa trên: cấu tạo cơ bản của kính là mắt kính và khung kính kết hợp với việc xác định nguồn các nguy cơ gây tổn thương cho mắt. Hiện nay có 2 loại mắt kính cơ bản, nếu làm việc với các nguồn ánh sáng gây hại như tia tử ngoại, hồng ngoại… cần sử dụng mắt kính có tác dụng làm giảm các tia bức xạ này đến ngưỡng an toàn - các mắt kính này được gọi là mắt kính lọc sáng. Còn mắt kính không lọc sáng là loại không có tác dụng lọc các nguồn ánh sáng có hại nêu trên. Do đã có quy ước về cách đánh mã số của các mắt kính lọc sáng vì vậy người lao động có thể chọn được loại kính lọc phù hợp để bảo vệ đôi mắt của mình. Ngoài ra, lựa chọn kính bảo hộ lao động căn cứ theo nguồn nguy cơ gây hại cho mắt, cụ thể: khi yếu tố nguy hại cho mắt của bạn là bụi, hạt, mảnh vật bắn chọn loại không có tác dụng lọc sáng. Mắt kính có khả năng chống tác động cơ học cao, mắt kính nếu vỡ phải không tan thành nhiều mảnh rời; đối với loại kính chống chất lỏng văng bắn vào mắt, nên chọn loại không có tác dụng lọc sáng.
     
    Tuy nhiên, gọng kính phải chọn loại có kết cấu toàn bộ đường viền thân kính tiếp xúc với mặt (kính kiểu kín), đồng thời, để chất lỏng không lọt vào mắt, khung kính phải có lỗ thông hơi gián tiếp; đối với loại kính chống được hơi khí gây kích thích cho mắt, gọng kính phải được thiết kế kín khít, ngăn cách hoàn toàn giữa mắt và môi trường không khí bị ô nhiễm. Trong công việc hàn điện, người lao động phải được trang bị mặt nạ hàn điện chuyên dụng. Mắt kính lọc sáng đạt tiêu chuẩn EN 166 và ANSI Z87.1. Mặt nạ hàn hồ quang điện cầm tay với mắt kính có thang số lọc sáng phù hợp… Ông Phùng Phương Nam cho rằng, khi đeo kính bảo hộ lao động, ít nhiều cũng gây ra cảm giác không bình thường thậm chí khó chịu, nhưng nếu không sử dụng sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới mắt. Vì vậy, người lao động cần tự giác sử dụng chúng. Bên cạnh đó, khi chọn mua kính bảo hộ lao động, cần lựa chọn những công ty có chuyên môn trong lĩnh vực cung ứng trang thiết bị bảo hộ lao động để được tư vấn hướng dẫn sử dụng và bảo quản đúng cách.
     
    Bảo hộ lao động Trường Phát hiện nay đang là đơn vị cung cấp "Kính bảo hộ lao động giá rẻ" và các loại kính bảo hộ lao động nhập khẩu  với nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau ,chúng tôi xin cam kết bán hang đúng giá đúng chất lượng tiêu chuẩn.
  • Những món đồ cần thiết đối với công nhân

    BHLĐ Trường Phát là công ty sản xuất kinh doanh thiết bị bảo hộ lao động. Chúng tôi luôn đưa ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người lao động, góp phần mang lại lợi ích cho mỗi doanh nghiệp.

    Các mặt hàng bảo hộ lao động chúng tôi sản xuất kinh doanh gồm: Găng taykhẩu trangquần áonóngiàydây đai an toàn, các loại mặt nạ phòng độcnút chống ồnkính đeo bảo vệ mắt v.v...

    5 đồ bảo hộ mà chúng tôi kể đến sau đây là 5 thiết bị bảo hộ lao động quan trọng cần thiết đối với mỗi người công nhân.

    1. QUẦN ÁO BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Quần áo bảo hộ - đồ bảo hộ quan trọng hàng đầu, nó giúp bảo vệ toàn bộ cơ thể của người công nhân khỏi nắng gió, khói bụi nơi công trường. Nó không chỉ giúp bảo vệ con người,mà còn có tác dụng PR, Marketing cho doanh nghiệp, làm hình của công ty doanh nghiệp của bạn đến được với rộng rãi công chúng hơn.

    Khi các đối tác, khách hàng hay những người ngoài nhìn vào, chắc hẳn họ sẽ đánh giá công ty của bạn hết sức chuyên nghiệp.

     2. NÓN BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Theo bạn thì bộ phận nào quan trọng nhất trên cơ thể của bạn? Bộ phận nào cũng quan trọng hết phải không nào, nhưng bộ phận quan trọng hàng đầu cũng như dễ bị tổn thương nghiêm trọng nhất đó chính là đầu.

    Nếu như không được trang bị các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hộ lao động thì thật sự rất nguy hiểm, có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng nếu như chẳng may có một vật lạ như cục gạch, thanh sắt rơi từ trên cao xuống, mà ở công trường thì những việc này là không tranh khỏi.

     3. KÍNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Kính ư? Đi làm ở công trường thì cần gì kính. Đây là một quan điểm rất sai lầm,càng ở những nơi như thế, chúng ta lại càng cần phải bảo vệ đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của chính bạn.

    Kính bảo hộ giúp bảo vệ mắt khỏi cát bụi ở nơi mà có rất nhiều bụi bẩn trong không khí, nó làm cho mắt tránh khỏi các triệu chứng dị ửng mẩn ngứa ở mắt.

       4. GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Đinh, sắt, thép những thứ dường như là không thể kiểm soát được ở các công trường, những mảnh sắt thép, đinh có ở khắp nơi, và nhiều loại tác nhân khác là thủ phạm gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở chân, có thể gây nhiễm trùng uốn ván với tỉ lệ để lại di chứng rất cao.

    Vì vậy, việc trang bị một đôi giày bảo hộ là thật sự cần thiết với mỗi người công nhân chúng ta.

       5. GĂNG TAY BẢO HỘ

    Đôi bàn tay – cần câu cơm của chúng ta. Nếu như chẳng may dính chấn thương, coi như bát cơm của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng.

    Vậy thì bạn tiếc chi vài ngàn đồng để sắm ngay cho mình những chiếc găng tay bảo hộ để bảo vệ cho đôi tay mình khỏi bị xây xước, chấn thương. Hơn nữa, găng tay bảo hộ còn giúp tăng hiệu quả công việc của bạn.

    Hãy đặt an toàn lên trên hết . Chúc các bạn 1 tuần mới thành công !

  • PHÂN LOẠI GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Nếu ai đã từng tìm hiểu và sử dụng những sản phẩm bảo hộ lao động thì có lẽ đều biết sự đa dạng của giày bảo hộ lao động về cả kiểu dáng, mẫu mã và cách sử dụng. Như vậy cũng đủ hiểu tầm quan trọng của giày bảo hộ lao động là cấp thiết như thế nào. Bảo hộ lao động Trường Phát gửi đến bạn đọc cách phân loại các loại giày bảo hộ lao động.

    Dù đang làm việc trong bất kể lĩnh vực nào thì giày bảo hộ lao động luôn là 1 sản phẩm đáng quan tâm và chú ý. Với mỗi công việc khác nhau chúng ta lại cần những tính năng khác nhau. Nhưng về cơ bản giày bảo hộ được dùng để bảo vệ đôi chân của chúng ta trước những tác động của môi trường làm việc, có thể chỉ là tác động va đập nhưng cũng có thể là nước, chất bẩn, hoá chất, axit, điện thế …

    PHÂN LOẠI GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Ở mỗi một khu vực trên thế giới di điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau nên giày bảo hộ lao động cũng được thiết kế sao cho phù hợp với tùng vùng miền. Đặc biệt tại miền bắc Việt Nam lại có 2 mùa rõ rệt là nóng và lạnh thì việc sử dụng giày nào vào mùa nào cũng được các đơn vị sản xuất nghiên cứu rất kỹ để đáp ứng đúng nhu cầu.

    PHÂN LOẠI GIÀY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

    Để phân biệt giày bảo hộ lao động theo chất liệu là khá khó bởi số lượng về chất liệu vô cùng đồ xộ của giày bảo hộ lao động. Nhưng phổ biến nhất vẫn được sử dụng từ chất liệu nhựa, da, cao su và kết hợp giữa các chất liệu này để phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu cần 1 đôi giày chống thấm nước hoặc sử dụng trong mùa mưa chắc chắn phải được làm từ chất liệu nhựa ( ủng ) hoặc cao su.

    Phân loại giày theo tính chất sử dụng trong lao động

    Giày bảo hộ chống đâm xuyên.

    Giày bảo hộ chống va đập mũi bàn chân.

    Giày bảo hộ chống trơn trượt chống bào mòn.

    Giày bảo hộ chống tĩnh điện, chống điện áp.

    Giày bảo hộ chịu nhiệt, chống dầu hoặc axit.

    Giày bảo hộ chống sóc: giúp giảm áp lực lên gót chân và xương sống.

    Có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm giày bảo hộ lao động với rất nhiều tính năng và đa dạng về chất liệu cũng như giá cả. Nhưng chúng ta nên chọn những sản phẩm có chất liệu tốt, không tác động đến da, đặc biệt là những môi trường tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc hại và điện thì càng cần phải lựa chọn kỹ. Bởi chỉ cần sơ sảy là hậu quả sẽ rất khó lường.

     

    Liên hệ :

    Email : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Fanpage : https://www.facebook.com/baoholaodongtruongphat/

    Hotline : 091 5533 002

     

  • Tác dụng của găng tay bảo hộ lao động

    Trong các loại thiết bị bảo hộ lao động thì găng tay bảo hộ cũng được coi là rất cần thiết và quan trọng để trang bị cho người lao động trong quá trình làm việc. Vậy tác dụng của găng tay bảo hộ lao động là gì?

    Găng tay lao động có rất nhiều loại khác nhau có chất liệu hoàn toàn không giống nhau, tùy mỗi loại găng tay sẽ phù hợp với điều kiện công việc phù hợp nhất. Găng tay bảo hộ lao động bao gồm các loại như: Găng tay vải, găng tay bảo hộ tráng bạc găng tay da, găng tay cao su, găng tay chống axit, găng tay cao su chống hóa chất. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra những tác dụng của từng loại găng tay bảo hộ lao động, các bạn hãy cùng xem qua bài viết nhé!

    - Găng tay bảo hộ vải: Giúp bảo vệ tay khỏi các chất bụi bẩn, mảnh vụn, ma sát, độ nóng khi làm việc trong môi trường điều kiện không thuận lợi. Găng tay này rất phù hợp cho những công việc như bế, vác, cầm, nắm, kéo…sẽ mang lại hiệu quả công việc, cảm giác thoải mái khi làm việc.

    - Găng tay bảo hộ lao động tráng bạc: Loại găng tay này rất phù hợp cho những ngành hàn, đúc, lò sưởi, phản xạ nhiệt. Găng tay được làm từ chất liệu vải lót tổng hợp amiang nên sẽ bảo vệ bàn tay của bạn khỏi bị nóng hoặc lạnh.

    - Găng tay da: Có tác dụng để bảo vệ chống lại các tia lửa, đặc biệt làm việc với các loại máy hàn thì cần sử dụng loại găng tay da sẽ giúp tránh mọi vật nóng ảnh hưởng đến tay của bạn.

    - Găng tay cao su: Găng tay được làm bằng cao su tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm bảo vệ cho người công nhân khi tham gia làm việc, hạn chế được tai nạn nghề nghiệp như bỏng, kích thích và viêm da, đặc biệt đối với ngành nghề sản xuất hóa chất thì rất cần thiết phải trang bị găng tay cao su làm giảm nguy cơ hóa chất hại đến da bàn tay. Đối với những người đã từng bị dị ứng da thì găng tay cao su có lớp bột hoặc lớp vải là giải pháp tốt nhất.

    - Găng tay chống axit: Đây là các loại găng tay để chống lại chất axit nitric, acid HF, nhiên liệu tên lửa, chống lại các loại axit ăn mòn, hóa chất, khí, hơi nước, quá trình oxy hóa.

    - Găng tay cao su chống hóa chất: Được làm từ các loại cao su tổng hợp chống lại các chất dung dịch trong các ngành hóa chất, nếu không trang bị cho người lao động thì hóa chất có thể ảnh hưởng đến bàn tay, gậy hại cho da, tổn thương về da tay.

    Như vậy, trên đây là tác dụng của các loại găng tay bảo hộ lao động mà bảo hộ lao động Trường Phát cung cấp, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự cần thiết và tầm quan trọng của găng tay bảo hộ.

  • Thiệt hại về tài sản do tai nạn lao động ước tính 200 tỷ đồng/năm

    Đó là con số được đưa ra tại hội thảo “Vai trò của công đoàn trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây, tại Hà Nội.

    Tại hội thảo, Ban Quan hệ lao động- Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ được Tổng LĐLĐViệt Nam và các cấp công đoàn trong cả nước triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều nội dung, hình thức phong phú như: gặp gỡ tuyên truyền, phổ biến trực tiếp tới người sử dụng lao động (NSDLLĐ) và người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp, tại nơi làm việc; tuyên truyền, phổ biến trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo, tạp chí của hệ thống công đoàn và cổng thông tin điện tử công đoàn Việt Nam.

     

    Thi thực hành băng bó vết thương tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi Thành phố Hà Nội năm 2017

     

    Công đoàn các cấp đã biên soạn và phát hành các tờ rơi, tranh, sổ tay, tài liệu tuyên truyền và tập huấn về ATVSLĐ cho NLĐ, cán bộ công đoàn và an toàn vệ sinh viên; đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATVSLĐ và Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi; tổ chức các câu lạc bộ bảo hộ lao động ở cấp tỉnh và doanh nghiệp; xây dựng các góc bảo hộ lao động, góc bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp hay tủ sách pháp luật ở cơ sở...

    Công đoàn các cấp cũng đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giải đáp, hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật, chế độ chính sách ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn và NLĐ; tổ chức đối thoại với NSDLĐ giải quyết các thắc mắc, kiến nghị liên quan đến điều kiện làm việc và ATVSLĐ của NLĐ; thông qua việc tổ chức phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, đặc biệt là phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”.

    Đặc biệt, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn tổ chức tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ cho NSDLĐ, NLĐ, cán bộ công đoàn. Trong 10 năm qua (2006-2016), đã có gần 100.000 cuộc (lớp) tập huấn cho gần 6.500.000 lượt người.

     

    Vụ TNLĐ sập giàn giáo tại KCN Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

     

    Cũng theo Ban quan hệ lao động- Tổng LĐLĐ Việt Nam, mặc dù các quy định của pháp luật về ATVSLĐ ngày càng được hoàn thiện, năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ ngày càng được nâng cao, nhiều doanh nghiệp – NSDLĐ, NLĐ đã có ý thức làm tốt công tác ATVSLĐ, sự tham gia tích cực, chủ động của tổ chức công đoàn; tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra hàng năm đang ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số vụ cũng như mức độ nghiêm trọng.

    Số liệu thống kê cho thấy, nếu như ở giai đoạn 1995 – 2005, trung bình có 2.600 vụ TNLĐ/năm, số người chết do TNLĐ 260 người/năm thì đến giai đoạn 2006 – 2016 đã tăng lên và có trung bình 6.000 vụ TNLĐ/năm, số người chết do TNLĐ là 600 người/năm; thiệt hại về tài sản và cho công tác điều trị, bồi thường, trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ ước 200 tỷ đồng/năm; số ngày công nghỉ vì TNLĐ khoảng 100.000 ngày/năm.

    Đáng nói, đây cũng chỉ là con số TNLĐ thống kê được từ khoảng 5-7% số doanh nghiệp có báo cáo hàng năm, còn lại trên 90% số doanh nghiệp không báo cáo cũng như chưa thống kê được số TNLĐ xảy ra ở khu vực không có quan hệ lao động); số NLĐ bị mắc BNN thuộc danh mục 34 BNN được hưởng bảo hiểm tích lũy đến nay đã có trên 30.000 trường hợp.

     Xem thêm các sản phẩm : Đồng phục bảo hộ lao động, mũ bảo hộ lao động, dây đai an toàn.

    (Nguồn tin: http://laodongthudo.vn)

  • Thiếu bảo hộ lao động, tai nạn luôn rình rập

    Vì người dân vẫn còn thiếu ý thức trong vấn đề bảo hộ lao động nên:

    Những năm qua, tai nạn lao động (TNLĐ) trên các công trường xây dựng vẫn tiếp diễn. Nhẹ thì đứt tay, rách chân, xây xát do gạch, sắt va vào; còn nặng thì bị thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNLĐ, nhưng đa phần do công nhân thiếu trang thiết bị về an toàn lao động, môi trường làm việc nguy hiểm. Ví dụ như thợ xây làm việc trên giàn giáo cao, ván kê làm giàn đứng bấp bênh, nhưng không đeo dây bảo hiểm, không mũ bảo hộ. Bên cạnh đó, công trình không có lưới chống rơi, lưới đỡ bao bọc...
     
    Những vụ TNLĐ xảy ra từ những công trình xây dựng thời gian qua như lời cảnh báo, nhắc nhở mỗi công nhân và người sử dụng lao động nhận thức rõ hơn về công tác an toàn lao động. Phải chủ động phòng ngừa, mua sắm các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cần thiết bảo đảm chất lượng. Đồng thời, hướng dẫn cho người lao động về các biện pháp bảo đảm an toàn trước và trong khi làm việc.
     
     
     
    Theo quan sát, hiện nhiều công trình xây dựng trên địa bàn TP Tuy Hòa, từ các công trình công cộng, đến các công trình của người dân… đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những công nhân không mũ bảo hộ, không găng tay bảo hộ, không thắt dây an toàn; có người đứng cheo leo trên những tấm ván bấp bênh, giàn giáo lỏng lẻo, không kiên cố để làm việc... Vì thế, TNLĐ luôn rình rập cạnh họ.
     
    Ông Đinh Thế Tuấn (thôn Phụng Tường, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa), thợ xây dựng thổ lộ: “Chủ công trình có yêu cầu chúng tôi phải đội mũ bảo hộ cho an toàn, nhưng đứng trên cao làm việc, rất nắng, nên tôi chỉ sử dụng mũ rộng vành cho mát. Còn dây bảo hộ thì… mang vào vướng víu, khó làm việc…” Hay có tình trạng người sử dụng lao động vì muốn tiết kiệm chi phí trong xây dựng nên không mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, không xây dựng nội quy, hướng dẫn quy trình sử dụng máy móc, thiết bị. Bên cạnh đó, các chủ thầu lại thiếu sự kiểm tra, giám sát khi công nhân lao động khiến TNLĐ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
     
    Một điều nữa phải kể đến là công nhân chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, xem thường nội quy, không có ý thức bảo đảm an toàn cho bản thân trong quá trình lao động.
     
    Trang bị bảo hộ lao động là bảo đảm tính mạng cho công nhân và để công trình được thi công đúng tiến độ. Vì thế, người sử dụng lao động cần nêu cao trách nhiệm của mình, ngoài mua sắm đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động phục vụ công việc, còn thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người lao động nghiêm túc chấp hành, tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động. Có như vậy mới tạo hiệu quả lâu dài, yên tâm khi công nhân làm việc. Mặt khác, người lao động cũng cần phải nâng cao nhận thức về an toàn lao động nhằm đảm bảo tính mạng bản thân.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI TRƯỜNG PHÁT

VPGD : Số 24 Ngõ 172/69 đường Phú Diễn, Quận Bác Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội.
Di động : 091 558 9986
Email : info@truongphatsafety.com

Mạng xã hội

circle, color, facebook icon Facebook

circle, color, youtube icon Youtube

circle, color, google icon Google +